Gen Z được thường nhắc đến như một thế hệ lớn lên cùng với công nghệ, sở hữu tư duy khác biệt cùng cá tính khó có thể trộn lẫn. Sinh ra trong khoảng từ 1997 đến 2012, Gen Z đang dần trở thành lực lượng quan trọng trong xã hội và tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực như công nghệ, truyền thông, giáo dục, thương mại điện tử và nghệ thuật. 


Với những đặc điểm trên, Gen Z là đối tượng mà các thương hiệu cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu để đưa ra những chương trình marketing phù hợp. Khám phá ngay 5 insight thú vị về Gen Z khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được GWI chia sẻ vào cuối tháng 1 năm nay qua bài viết sau!


1. Sống ở nhà trở thành một chuẩn mực mới


Có tới 94% số lượng những người thuộc thế hệ Gen Z tại Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là APAC) làm việc full-time ở nhà kể từ Quý 3 năm 2018. Những ưu tiên của Gen Z đang dần thay đổi, tuy nhiên, theo đúng "teencode" thì nhiều người "chưa kịp lớp đã phải trưởng thành", gặp phải nhiều khó khăn trong hành trình "tập làm người lớn".


Đối với Gen Z ở APAC, sống ở nhà trở thành một lựa chọn rất đáng để tham khảo


Bên cạnh việc nhiều người trẻ chuyển ra tự lập để tập trung hoàn toàn vào công việc, tham vọng thăng tiến hoặc nỗ lực để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ thì cũng có rất nhiều người khác lại có nhận thức khác biệt, thay đổi trong tư duy và ngày càng ủng hộ việc ở nhà, tận hưởng thanh xuân trọn vẹn. Thật khó khăn khi phải chuyển ra ngoài và tự lập. 73% Gen Z Châu Á - Thái Bình Dương sống cùng với cha mẹ – tỷ lệ cao hơn bất kỳ khu vực nào và cao hơn đáng kể so với số người trẻ nói rằng họ sống với cha mẹ các thế hệ khác. 


Không chỉ vậy, họ còn cho rằng đây chính là cơ hội tốt để khiến cho cuộc sống trở nên thú vị hơn khi có cơ hội tự do đi du lịch hoặc "rủnh rỉnh" hầu bao mua những món đồ xa xỉ. Đó là một phần lý do tại sao Nike và rất nhiều thương hiệu lớn khác "tập trung vào thế hệ Z bị ám ảnh bởi sự sang trọng" và có lẽ họ đã đúng. Số lượng Gen Z ở APAC mua hàng của các thương hiệu xa xỉ trong vòng ba năm qua ghi nhận đã tăng 25% so với cùng kỳ. 


Số lượng Gen Z ở APAC mua hàng của các thương hiệu xa xỉ trong vòng ba năm qua ghi nhận đã tăng 25% so với cùng kỳ


2. "Lười biếng" không phải là lý do nghỉ việc, họ chỉ đang tìm kiếm những cơ hội học tập mới


Thế hệ Z đang dần trở thành lực lượng lao động chính trên thị trường song các nhà tuyển dụng lại không mấy hào hứng khi chào đón lớp nhân sự trẻ vào công ty của họ, theo Newsweek. Báo cáo từ Resume Builder cho thấy 40% nhà quản lý tuyển dụng có thành kiến với các ứng viên Gen Z, đồng thời bày tỏ nỗi lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải khi làm việc cùng những người trẻ thế hệ này. 


Một trong những điều khiến Gen Z có ấn tượng xấu với các doanh nghiệp đó là “khó chiều, hay hờn dỗi, dễ nhảy việc hơn so với các thế hệ khác”. Về cơ bản thì nhận định trên có phần đúng. Hơn một phần ba người trẻ được phỏng vấn thuộc cấp bậc chuyên viên trong doanh nghiệp tại APAC cho biết rằng họ có khả năng sẽ tìm kiếm một công việc mới trong vòng 6 tháng tới và tỷ lệ nói rằng họ đã rất muốn nhảy việc cao hơn 13% so với mức trung bình.


Hơn một phần ba người trẻ được phỏng vấn thuộc cấp bậc chuyên viên trong doanh nghiệp tại APAC cho biết rằng họ có khả năng sẽ tìm kiếm một công việc mới trong vòng 6 tháng tới


Thường bị chỉ trích vì cái mác “quiet quitting” (tạm dịch: nghỉ việc trong im lặng) và “lazy girl jobs (tạm dịch: việc làm của những cô gái lười biếng), nhưng những định kiến không công bằng về lý do bỏ việc có phần cảm tính có lẽ không công bằng với họ. Các job hunters Gen Z ở APAC đã chia sẻ rằng họ muốn tìm kiếm một công việc mới vì vai trò của họ ở công ty ngày càng trở nên mờ nhạt tăng tới 36%. Tương tự, những lý do về môi trường làm việc, đồng nghiệp và cơ hội học tập được đưa ra cũng có xu hướng tăng thay vì “lười biếng” hoặc “thiếu kiên nhẫn” như một số định kiến đã áp đặt.


Lý do nghỉ việc phổ biến nhất mà các job hunters Gen Z ở APAC chia sẻ chính là vị trí họ đảm nhận ngày càng mờ nhạt


Không chỉ vậy, cách thức tìm kiếm việc làm cũng đã thay đổi đáng kể khi mạng xã hội được sử dụng phổ biến. Gen Z có khả năng tìm kiếm việc làm mới thông qua quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội cá nhân cao hơn 23% so với những thế hệ khác và hơn 1/5 người được hỏi có kế hoạch thực hiện điều này thông qua quảng cáo trên các nền tảng chuyên dụng như LinkedIn. Và khi tiến hành cân nhắc nhận việc, hơn 50% người trẻ tại APAC nói rằng cơ hội học tập là ưu tiên hàng đầu của họ. 


3. Tìm kiếm thông tin bằng các công cụ A.I 


Gen Z ở APAC là thế hệ duy nhất xếp AI ở vị trí thứ 3 trong danh sách top những nền tảng tìm kiếm họ sử dụng nhiều nhất – trước cả tìm kiếm bằng giọng nói, hình ảnh và nền tảng thuộc quyền sở hữu của các thương hiệu. Đặc điểm này nói lên sự khác biệt rõ rệt vì so với thế hệ Millennials, nền tảng A.I xếp hạng 7.


Gen Z ở APAC là thế hệ duy nhất xếp AI ở vị trí thứ 3 trong danh sách top những nền tảng tìm kiếm họ sử dụng nhiều nhất


A.I thực sự đã thay đổi mọi mặt trong cuộc sống của người trẻ. Khi mua sắm, họ sừ dụng A.I để so sánh giá (54%), hỗ trợ giải đáp thắc mắc (42%) và trợ giúp lập ngân sách (36%). Trong công việc, hơn 30% Gen Z tại nơi làm việc sử dụng AI như một trợ lý đắc lực. Ngoài ra, Gen Z cũng sử dụng AI để hoàn thành bài tập ở trường, thúc đẩy khả năng sáng tạo, nuôi dưỡng sở thích cá nhân hoặc thậm chí đề xuất bài hát để giải trí (Theo khảo sát của Morning Consult Research Intelligence).


So với phần còn lại của khu vực APAC, Gen Z có khả năng sử dụng các nền tảng A.I như ChatGPT, Bard, Claude để tìm kiếm thông tin cao hơn 49%. A.I mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ tùy chỉnh tùy theo nhu cầu, đây đều là những thứ mà hơn 1 trong 4 người trẻ tìm kiếm từ các thương hiệu.


Gen Z yêu thích A.I vì các công cụ này mang đến trải nghiệm cá nhân hóa và sản phẩm dịch vụ được tùy chỉnh tùy theo nhu cầu cho người dùng


4. Xem livestreams là một thói quen phổ biến


Các buổi phát trực tiếp trở nên phổ biến ở Châu Á Thái Bình Dương đã được một thời gian tương đối dài và Gen Z ở Indonesia đặc biệt yêu thích hình thức này, với khoảng 2 trong 5 người được khảo sát đã xem một buổi livestream trong tuần trước.Và điều tương tự cũng xảy ra ở Malaysia, Việt Nam, Hồng Kông Trung Quốc. Livestream vì thế trở thành một kênh marketing vô cùng hiệu quả giúp thương hiệu tương tác trực tiếp trong thời gian thực với khách hàng cũng như tăng doanh số bằng những cách thức sáng tạo khác nhau. 


Thế hệ Z ở APAC chia sẻ về lý do yêu thích theo dõi các buổi livestream là bởi họ cảm thấy sản phẩm khi giới thiệu trong thời gian thực sẽ đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, những phiên livestream giúp họ tương tác trực tiếp với thương hiệu và được giải đáp thắc mắc ngay lập tức.


Những chia sẻ của Gen Z tại APAC về mục tiêu xem livestream của họ


Nhìn chung, livestream hiện nay là một phương thức tiếp cận phân khúc khán giả trẻ hiệu quả ở APAC được nhiều thương hiệu áp dụng. Những buổi livestream kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ mang về cho thương hiệu doanh thu từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng không còn hiếm gặp. Theo dự báo của McKinsey & Company, mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Những bước chuyển mình mạnh mẽ kể trên góp phần tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới trên thị trường. 


Nhìn chung, livestream hiện nay là một phương thức tiếp cận phân khúc khán giả trẻ hiệu quả ở APAC


5. Cảm thấy không thoải mái khi nói về mental health


Gen Z so với các thế hệ khác dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ khi chỉ có 29% cảm thấy thoải mái khi nói về vấn đề trên. Ngay cả khi chính họ đang gặp phải những khó khăn với sức khỏe tinh thần của mìn và cần sự giúp đỡ, tỷ lệ này vẫn chỉ là 1 trên 3 người. 


Gen Z so với các thế hệ khác dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần hơn nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ cảm thấy khi chia sẻ về vấn đề của mình


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thu mình kể trên, đó có thể là những vấn đề mang tính toàn cầu đặt trách nhiệm lên vai của thế hệ tương lai, hậu quả của đại dịch Covid hay các tác nhân đến từ môi trường sống, tình hình chung của xã hội khiến việc chia sẻ và tìm sự trợ giúp trở nên khó khăn. 


Trước đặc điểm này, các thương hiệu cần cẩn trọng khi thực hiện những chiến dịch hoặc truyền đi thông điệp liên quan đến sức khỏe tinh thần vì Gen Z đặc biệt nhạy cảm và có thể tẩy chay một cách quyết liệt nếu phát hiện đó chỉ là những lời nói hoàn toàn sáo rỗng. 


Minh Anh