Trong năm vừa qua, việc áp dụng Shoppertainment đã mang lại thành công đáng kể cho các nhãn hàng. Các thương hiệu về mỹ phẩm - làm đẹp cũng có nhiều chuyển biến, điển hình như Nerman và L’Oréal Vietnam.


Nerman thực hiện phiên livestream 72 giờ, tặng hơn 1 tỷ voucher. Trong khi đó, L'Oréal Vietnam và TikTok cùng 300 Content Creator hợp tác livestream bán hàng trong 7 ngày liên tục, trung bình 16 tiếng mỗi ngày. Đối mặt với sự thay đổi mới trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, Shoppertainment 2024 cung cấp cho các nhãn hàng những cập nhật cần thiết, giúp họ hiểu rõ hơn về xu hướng tiêu dùng hiện nay của khách hàng.


Theo báo cáo Shoppertainment 2024: Tương lai của Tiêu dùng và Thương mại châu Á – Thái Bình Dương, thực hiện bởi Accenture, do TikTok công bố, người tiêu dùng quan tâm hơn đến trải nghiệm mua sắm, cũng như câu chuyện được truyền tải qua TikTok của những nhà sáng tạo nội dung hơn. Vì vậy, việc các nhãn hàng tập trung xây dựng nội dung và tạo trải nghiệm mua sắm phù hợp sẽ giúp tăng tương tác giữa thương hiệu và người tiêu dùng, đồng thời tạo ra một cảm giác gần gũi và thú vị khi mua sắm.


Thách thức và giải pháp của ngành hàng mỹ phẩm, làm đẹp khi tiếp cận xu hướng Shoppertainment


Thách thức chung của các nhãn hàng mỹ phẩm - làm đẹp chủ yếu nằm ở độ tin cậy của khách hàng dành cho sản phẩm. Trong giai đoạn hiện nay khi mạng internet phát triển, khách hàng có nhiều tư liệu, cơ sở để đối chứng, rà soát tính trung thực của nhãn hàng. Việc sử dụng các chiến lược giảm giá truyền thống, hay phóng đại chất lượng sản phẩm trên phương tiện nghe nhìn, trở nên không còn hiệu quả.


Với L'Oréal Vietnam, việc phát triển sản phẩm làm đẹp trên nền tảng TikTok là một hành trình nhiều thách thức. Anh Tiến Đặng - Head of Digital CPD L'Oréal Vietnam - chia sẻ về những trở ngại mà L'Oréal Vietnam phải đối mặt trong phiên tọa đàm với chủ đề What & Why Shoppertainment 2024: “Trước đây, TikTok được biết đến là một nền tảng short video chủ yếu về giải trí và mức độ tin cậy về nội dung skincare & beauty trên nền tảng này còn khá thấp. Việc hiểu rõ insight và hành vi của người tiêu dùng trên TikTok trở thành một thách thức lớn đối với L'Oréal Vietnam - đặc biệt khi L'Oréal gia nhập thị trường với vị thế của một global”.


Để vượt qua thách thức này, ở giai đoạn đầu L'Oréal Vietnam đã kết nối với TikTok, cùng tổ chức các buổi workshop, lắng nghe những chia sẻ của các bạn Content Creator để hiểu được cách thức sản xuất nội dung trên nền tảng này. 


“Từ đây, mindset của L'Oréal Vietnam cũng có chuyển biến lớn: từ việc chúng tôi truyền thông những điều mình muốn thành việc truyền tải điều mà khách hàng cần”, anh Tiến Đặng nói. Chính sự thay đổi linh hoạt trong công tác truyền thông đã giúp L'Oréal Vietnam tạo ra chiến lược content hiệu quả và phù hợp với nền tảng.


Anh Tiến Đặng - Head of Digital CPD L'Oréal Vietnam - chia sẻ về các chiến dịch thành công trong năm qua của thương hiệu khi đón sóng shoppertainment.


Một chiến dịch thành công của L'Oréal Vietnam trên TikTok là livestream quảng bá L'Oréal HA Serum. Anh Tiến Đặng từng thảo luận với TikTok về cách xây dựng mô hình này tại Việt Nam. Trong thời gian đó, TikTok muốn phát triển livestream như một kênh để tư vấn bán hàng, đồng thời giải quyết các vấn đề về sản phẩm chính hãng, đáng tin cậy của người tiêu dùng khi mua sắm các sản phẩm làm đẹp, nên TikTok đã đồng ý với đề xuất của đại diện L'Oréal Vietnam. 


Tại chiến dịch, L'Oréal Vietnam hợp tác TikTok và hơn 300 Content Creator để tổ chức livestream bán hàng trên trang của mình trong 7 ngày liên tục, với ít nhất 16 tiếng mỗi ngày. Tổng thời lượng livestream của thương hiệu và các Content Creator là 8000 giờ mỗi tuần. 


Kết quả của chiến dịch là doanh số bán hàng tăng gấp ba lần, thậm chí L'Oréal còn nhận được giải thưởng MMA SMARTIES Việt Nam 2023 cho ba hạng mục: Một giải Vàng hạng mục Live (Stream) E-commerce, một giải Bạc thuộc hạng mục Real Time Marketing và một giải Đồng hạng mục Vietnam - Intergrated Ecommerce Innovation.


Livestream kéo dài 72 giờ này là một bước tiến lớn của Nerman trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đồng thời tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và tương tác cho khách hàng trên nền tảng TikTok. Sự thành công của chiến dịch này đã góp phần vào sự thành công và tăng trưởng của thương hiệu trong năm vừa qua.


Phiên livestream 72 giờ, tặng 1 tỷ voucher của Nerman


“Trong suốt phiên livestream, chúng tôi đã làm nên lịch sử khi trở thành nhãn hàng đầu tiên trên TikTok sử dụng phông nền 3D, tạo ra một không gian mua hàng trực tuyến độc đáo, mới lạ cho khách hàng”, anh Đặng Thanh Định - CEO của Nerman chia sẻ.


“Tập trung nhiều vào trải nghiệm của khách hàng thay vì giảm giá sản phẩm”


Báo cáo mới nhất từ TikTok cho thấy phần lớn người tiêu dùng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó có Việt Nam, ngày càng ưu tiên yếu tố giá trị hơn giá cả của món hàng khi mua sắm. 79% người tham gia khảo sát cho biết họ được truyền cảm hứng mua sắm bởi nội dung xoay quanh giá trị và chất lượng sản phẩm hơn là các ưu đãi giảm giá; chỉ 21% người dùng bị tác động bởi các chương trình khuyến mãi khi cân nhắc mua hàng.


Bên cạnh đó, báo cáo mới đây cũng cho thấy số người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm sản phẩm trên các nền tảng sáng tạo nội dung dạng video như TikTok tăng gấp 1,9 lần so với các công cụ tìm kiếm truyền thống. 93% người tiêu dùng thể hiện mong muốn duy trì hay thậm chí tăng cường trải nghiệm kết hợp mua sắm - giải trí trên các nền tảng sáng tạo nội dung số.


Theo Shoppertainment 2024, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tin vào trực giác mua hàng hơn là các khuyến mãi.


Sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng đang ảnh hưởng lớn đến chiến lược tiếp cận khách hàng của các thương hiệu, trong đó có Nerman. Anh Thanh Định chia sẻ: “Nerman tập trung nhiều vào trải nghiệm của khách hàng thay vì giảm giá sản phẩm. Chúng tôi tin rằng câu chuyện của việc mua sắm phải đi đôi với sự vui vẻ và cảm xúc tích cực. Vì vậy, chiến lược của Nerman không chỉ tập trung vào việc chia sẻ câu chuyện về sản phẩm mà còn tập trung vào trải nghiệm của khách hàng khi họ tiếp xúc, mua và sử dụng sản phẩm”.


Anh Đặng Thanh Định (bên phải) - CEO của Nerman nhận định hành vi của khách hàng đã thay đổi, hiện nay họ tập trung nhiều vào trải nghiệm mua sắm.


Chiến dịch quảng cáo gần đây của Nerman với hộp quà đặc biệt là một case study điển hình cho việc nhãn hàng này rất chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Khi mở hộp, khách hàng sẽ nhìn một màn hình LED trên nắp hộp hiển thị hình ảnh của một trái tim với nhịp đập. 


“Nerman tập trung vào việc tạo bất ngờ cho khách hàng bằng cách tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm họ nhìn thấy trên TikTok với khi họ nhận được hàng. Điều này không chỉ cho thấy sự sáng tạo mà còn thể hiện sự trân trọng và tôn trọng của thương hiệu với khách hàng. Chúng tôi cũng muốn tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ khi người dùng sử dụng sản phẩm Nerman”, anh Thanh Định phát biểu tại phiên tọa đàm.


“Shoppertainment sẽ mang lại cơ hội mới cho thương hiệu, tạo cầu nối giữa TikTok, nhãn hàng và Content Creator”


Trong khoảng gần hai năm trở lại đây, TikTok đã bắt đầu xây dựng cộng đồng hair&beauty, mở ra “mảnh đất màu mỡ” cho Content Creator. Tận dụng sự thay đổi này của TikTok, L'Oréal Vietnam đã đưa sản phẩm cho một số nhà sáng tạo nội dung sử dụng với tư cách là người dùng thông thường, không được nhận để quảng cáo cho sản phẩm. Họ phải thực sự trải nghiệm các sản phẩm rồi sau đó có những đánh giá chân thực nhất. 


Điều này đã tạo ra một môi trường tương tác tích cực và đáng tin cậy trên nền tảng TikTok, từ đó giúp thương hiệu tiếp cận và thu hút được một lượng lớn người tiêu dùng. Theo thống kê từ báo cáo mới nhất của TikTok, 22% người tiêu dùng chỉ bị ảnh hưởng duy nhất bởi yếu tố thương hiệu, có đến 48% người tiêu dùng cho biết Cộng đồng Sáng tạo nội dung (Content Community) có sức ảnh hưởng đáng kể lên hành vi và quyết định mua sắm. 


Theo Shoppertainment 2024, những thay đổi quan trọng của hành vi khách hàng nằm ở việc trong nền tảng TikTok, thương hiệu có cơ hội kể câu chuyện về sản phẩm và giới thiệu những ưu điểm của sản phẩm một cách chi tiết hơn, thay vì chỉ dựa vào hình ảnh và thông tin cơ bản như trước đây.


Như vậy, thương hiệu cần phải thích nghi với việc khám phá cách tiếp cận mới này và tận dụng các kênh truyền thông mạng xã hội như TikTok để truyền đạt câu chuyện của mình một cách hiệu quả nhất. Từ đây, thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng một cách chân thực hơn và tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo, từ đó thúc đẩy sự tương tác và tăng cường doanh số bán hàng.


Theo anh Tiến Đặng, TikTok đang mở rộng thị trường khá nhanh, bắt đầu thử nghiệm nhiều nội dung và giải pháp. Tuy nhiên, đến cuối cùng, nhãn hàng vẫn phải cung cấp được true value (giá trị đích thực) cho khách hàng: community (tính cộng đồng) và content (nội dung).



Anh Tiến Đặng cũng bày tỏ hy vọng “Shoppertainment sẽ mang lại cơ hội mới cho thương hiệu, tạo cầu nối giữa TikTok, nhãn hàng và Content Creator”, từ đó đề xuất được nhiều giải pháp mới hướng đến việc tạo ra nội dung hấp dẫn và phù hợp với TikTok, tối ưu hóa doanh thu và tăng sự tương tác từ phía người tiêu dùng.